Tỉnh Quảng Nam ở toạ độ 14057’10’’Bắc vĩ tuyến, 107012’50’’ đến 108044’20’’ Đông kinh tuyến. Như vậy Quảng Nam nằm trong phạm vi khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình từ 260C đến 300C. Lượng mưa trung bình trên dưới 3000mm.Tỉnh Quảng Nam ở toạ độ 14057’10’’Bắc vĩ tuyến, 107012’50’’ đến 108044’20’’ Đông kinh tuyến. Như vậy Quảng Nam nằm trong phạm vi khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình từ 260C đến 300C. Lượng mưa trung bình trên dưới 3000mm.
Vùng Tây Quảng Nam đồi núi điệp trùng. Có núi cao trên 2000m như núi Ngọc Linh (2598m). Rừng bạt ngàn với nhiều loại gỗ quý như Cẩm lai, sao, dỗi, kiền kiền, lim, sến..., đồng bằng và vùng rừng có độ cao không lớn thuộc trung du phía nam của tỉnh có gỗ mít; Nhiều hương liệu, dược liệu quý như trầm, kỳ nam, quế, hồ tiêu, sâm (sâm Ngọc Linh). Thú rừng cũng đa dạng, phong phú: hươu, nai, hổ, báo, voi, tê giác, chồn, khỉ...
Quảng Nam còn là vùng đất giàu khoán sản. Đặc biệt là vàng. Một thời huyện Hà Đông của phủ Thăng Hoa được mệnh danh là xứ sở của vàng. Ngoài ra, còn có than đá, đồng, chì thiết, kẽm, titan, đá vôi, granit...
Quảng Nam có hệ sông ngòi phân bố đều khắp, nhưng hầu hết bắt nguồn từ sườn Đông dãy Trường Sơn nên sông ngắn và độ dốc lớn; mùa mưa thường gây lũ lụt ở hạ lưu. Những sông phát tích từ phía Tây như sông A vương, sông Kôn, sông Bung, sông Cái, sông Thanh hợp lưu tại vùng Đại Lộc thành nguồn Vu Gia; Sông Tranh, sông Tiên gặp nhau tại Hiệp Đức, đổ vào sông Thu Bồn. Hệ sông Vu Gia và Thu Bồn gặp nhau ở Giao Thuỷ, sau đó phân thành hai nhánh: sông Thu Bồn và sông Bà Rén để cuối cùng chảy ra Cửa Đại. Cánh Nam Quảng Nam có các sông như sông Tam Kỳ, sông Vĩnh An.... Đặc biệt, ở phía Quảng Nam có con sông Trường Giang tương đối dài (trên 60km), chạy song song và ngăn cách với biển Đông bằng dãy cát trắng, chỗ hẹp nhất khoảng bốn năm trăm mét như Đồi Ông Ổi, Đồi Bà Lan ở thôn Trung Thanh, xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ; chỗ rộng nhất cũng chỉ trên dưới 1000m. Sông Trường Giang không có nguồn chính, quanh năm chỉ làm nhiệm vụ điều hoà lưu lượng nước các con sông trên đất Quảng. Trong một số tài liệu lịch sử còn ghi rằng, khi vua Lê Thánh Tông thân chinh, dẫn 10 vạn thuỷ binh đánh Chiêm Thành năm 1471 đã xuôi thuyền theo dòng sông này để bí mật đổ bộ vào vùng Tam Giang, Tam Quang, thuộc phía nam của huyện Núi Thành ngày nay, để tập kích và đại phá quân chủ lực của Chiêm Thành án ngữ ở Dốc Sỏi (giáp ranh giữa Quảng Nam và Quảng Ngãi). Suốt trong nhiều thế kỷ, sông Trường Giang giữ vai trò quan trọng trong việc giao thông đường thuỷ của tỉnh Quảng Nam. Hàng hoá, lâm, thổ sản xuôi theo dòng sông này để đi từ Cây Trâm, Bến Ván, Chợ Vạn, chợ Được, chợ Bàn Thạch..., đến thương cảng Hội An. Để từ đó, giao thương với các thương lái Đông-Tây. Ngày nay, sông Trường Giang bị bồi lấp và bị lấn chiếm làm hồ nuôi tôm, khiến dòng sông không còn rộng như trước. Thuyền bè đi lại rất khó khăn.
Tỉnh Quảng Nam có 125 km bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc (giáp bãi biển Non Nước, thành phố Đà Nẵng) đến giáp vịnh Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), với nhiều bãi tắm đẹp lý tưởng như: Hà My (huyện Điện Bàn), Cửa Đại (thành phố Hội An), Bình Minh (huyện Thăng Bình), Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ), Kỳ Hà, Bãi Rạng (huyện Núi Thành)... Biển Quảng Nam còn cung cấp nguồn hải sản dồi dào và đa dạng, mỗi năm ngư dân đánh bắt trên 60.000 tấn cá tôm các loại. Ngoài khơi Quảng Nam có Cù Lao Chàm, đây không chỉ là điểm du lịch lý tưởng cho du khách muốn khám phá miền biển đảo, ngắm san hô, mà còn là nơi khai thác tổ Yến, mang lại nguồn thu lớn hằng năm cho tỉnh.